Phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning), là phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, hay còn gọi là phần mềm quản trị doanh nghiệp. Sử dụng phần mềm ERP tạo ra một quy trình làm việc thống nhất, xuyên suốt giữa các phòng ban trong doanh nghiệp. Phần mềm ERP là sự kết hợp toàn diện của nhiều công cụ, vì vậy mỗi doanh nghiệp chỉ cần sử dụng duy nhất một phần mềm để quản lý toàn bộ.
Tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp mà sẽ yêu cầu thêm hoặc bớt chức năng của ERP. Dưới đây là 6 chức năng chính của phần mềm quản lý doanh nghiệp được sử dụng rộng rãi nhất.
Chức năng này gần giống với phần mềm HRM: xử lý các công việc liên quan đến nhân viên, bảng lương, bảng chấm công, v.v… Phân hệ này sẽ thực hiện tự động hóa các thanh toán, bao gồm tiền lương, khấu trừ, thưởng, v.v… Ví dụ: bảng lương của một nhân viên tháng này sẽ được tổng kết dựa trên mức chấm công, tiền thưởng, trợ cấp, trừ thuế, các khoản khấu trừ khác và sau đó sẽ được gửi thẳng vào tài khoản nhân viên đó.
Phân hệ này lưu trữ tất cả dữ liệu liên quan đến khách hàng, cung cấp cho người dùng những thông tin có thể đẩy mạnh chiến dịch quảng cáo và bán hàng. Ví dụ: phân hệ này có chức năng theo dõi thói quen mua hàng của khách hàng, vì vậy người dùng có thể xem sản phẩm nào là phù hợp nhất, thời điểm nào tốt để có thể tiếp cận và thu hút khách hàng.
Phân hệ kế toán giúp doanh nghiệp thực hiện những công việc như tổng hợp, thống kê, phân tích tài chính, hỗ trợ làm báo cáo thuế, v.v…
Bên cạnh đó, phân hệ quản lý tài chính sẽ theo dõi dòng tiền, bao gồm mua đồ dùng, máy móc, trang thiết bị, trả lương, xuất hóa đơn cho khách hàng. Sau khi tổng kết được các thông tin cần thiết, phần mềm sẽ tự động hỗ trợ lập ngân sách, đưa ra dự báo tài chính, đề xuất theo dõi chi phí, v.v…
Phân hệ sản xuất giúp doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ chính liên quan đến sản xuất. Ví dụ: Lập lệnh sản xuất, lập kế hoạch/đơn đặt hàng sản xuất, dự tính số lượng nguyên vật liệu cần dùng cho sản xuất, cập nhật/theo dõi tiến độ sản xuất, v.v…
Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các nghiệp vụ về marketing, bán hàng, chế độ hậu mãi. Đồng thời kết nối dữ liệu đưa ra các báo cáo dưới dạng biểu đồ về tình hình bán hàng của doanh nghiệp, lãi/lỗ, v.v… để doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể và đề ra các phương án bán hàng hợp lý. Một số chức năng của phân hệ Quản lý bán hàng như tiếp thị marketing, quản lý bán hàng, quản lý đơn hàng, tình hình kinh doanh, cung cấp giải pháp chăm sóc khách hàng, v.v…
Phân hệ quản lý hàng tồn kho hỗ trợ doanh nghiệp xử lý thực hiện các đơn hàng và theo dõi hàng tồn kho, phân tích, đề xuất tăng/giảm số lượng hàng tồn kho. Một số chức năng chính của phân hệ như: thống kê kho hàng, dự kiến hàng nhập, dự báo tồn kho, v.v…
Các vấn đề trọng yếu được đưa ra thảo luận để tìm giải pháp phù hợp nhất với doanh nghiệp
Quan sát, thu thập thông tin thực tế từ doanh nghiệp để hoàn thiện phương án sơ bộ
Dựa trên phương án sơ bộ, đánh giá tính khả thi của giải pháp và thống nhất lộ trình phát triển
Hoàn thiện bộ giải pháp và hướng dẫn, triển khai ứng dụng đến các bộ phận trong doanh nghiệp
Với nhiều năm kinh nghiệm đồng hành cùng cộng đồng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Chiêu Khánh không ngừng nỗ lực mang đến cho khách hàng các giải pháp công nghệ phù hợp nhất, giúp khách hàng tối ưu hoạt động kinh doanh và an tâm triển khai các dự án, kế hoạch mới. Nhận được sự tin tưởng của quý khách hàng là nhờ những giá trị cốt lõi chúng tôi mang lại như:
Với kinh nghiệm hoạt động đa lĩnh vực, chúng tôi mang đến giải pháp công nghệ phù hợp với thực tiễn doanh nghiệp
Mỗi giai đoạn tăng trưởng, mở rộng đòi hỏi điều chỉnh phương thức làm việc, quản lý, và giải pháp công nghệ của chúng tôi cũng tùy biến theo đà phát triển của doanh nghiệp
Khắc phục sự cố kịp thời, nhanh chóng, đảm bảo hệ thống của doanh nghiệp hoạt động xuyên suốt, thuận lợi.
... nếu bạn băn khoăn vấn đề của doanh nghiệp có thể giải quyết bằng công nghệ hay không? Chúng tôi tin rằng cùng nhau trao đổi chân tình, đa chiều, thì vấn đề của bạn sẽ được nhìn nhận đúng đắn và tìm được lời giải hợp lý nhất có thể.